Tìm kiếm nhanh

3 Nguyên tắc thiết kế nội thất phòng bếp quan trọng nhất

09/10/2021
0
Nguyễn Quý

Phòng bếp được ví như trái tim của ngôi nhà. Đây là nơi gắn kết tình cảm, sum họp của tất cả các thành viên trong gia đình. Những bữa ăn ngon miệng, cuộc trò chuyện vui vẻ diễn ra trong bầu không khí ấm cúng. So với các vị trí khác, phòng bếp hội tụ đủ 5 yếu tố: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.  Do vậy, phong thủy phòng bếp dựa trên Ngũ hành nên có những yêu cầu thiết kế riêng. Bài viết hôm nay, xin chia sẻ những nguyên tắc thiết kế nội thất phòng bếp đúng phong thủy nhằm mang tới điều tốt lành cho gia chủ.

3 Nguyên tắc quan trọng nhất khi thiết kế nội thất phòng bếp

Chọn vị trí đẹp, hợp phong thủy cho phòng bếp

3 Nguyên tắc quan trọng nhất khi thiết kế nội thất phòng bếp

Cũng giống như các không gian phòng khác, cần chọn vị trí đẹp cho phòng bếp. Bếp là nơi để đun nấu nên phải đặt ở hướng lành mới gặp may mắn. “Tọa hung hướng cát” là hướng đặt bếp dữ nhưng cửa bếp hương lành. Như vậy, “tọa hung hướng cát” tốt hơn “tọa cát hướng cát”.

Vị trí đẹp của phòng bếp là không đặt đối diện nhà vệ sinh. Vì nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều uế khí, gây các bệnh về đường ruột. Phòng bếp cũng không được đặt sát phòng ngủ ảnh hưởng tới việc ngủ nghỉ. Đặc biệt, không đặt bếp ở hướng Tây. Vì theo quan niệm hướng Tây thuộc về hành Kim, mà Kim thì khắc với Hỏa (bếp). Buổi chiều mặt trời thường lặn hướng Tây, ánh nắng sẽ làm hỏng thức ăn, đứng nấu nướng rất nóng bức. 

Phòng bếp phải đặt ở vị trí đẹp mới đem lại tốt lành cho gia chủ

Phòng bếp phải đặt ở vị trí đẹp mới đem lại tốt lành cho gia chủ

Bếp cũng không đặt ở hướng Nam vì nơi đây nguồn hỏa khí rất mạnh. Trường hợp đặt bếp tại đây sẽ khiến cho 2 Hỏa gặp nhau bùng sức nóng hơn. Đặt phòng bếp ở hướng lành giúp lĩnh hội khí tốt và trấn áp được hung khí. Khi đặt bếp cũng cần tránh hướng gió, nơi có đường đi. Nếu không tránh sẽ tác động xấu đến tài lộc, thăng chức của gia chủ. 

Nhìn chung, vị trí đẹp để đặt bếp là cung sơn chủ hoặc những cung tương đương. Trong nguyên tắc thiết kế nội thất phòng bếp nên lát sàn nhà để cân bằng phong thủy. Ngoài ra, có thể treo tranh ảnh về sông ở màn cửa. 

Lựa chọn màu sắc phù hợp

Khi thiết kế phòng bếp cần chú ý tới màu sắc chủ đạo. Đây là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới phong thủy và thẩm mỹ của phòng bếp. Các gia chủ nên chọn những tông màu phù hợp với Ngũ hành. Có thể chọn màu sắc hợp với mệnh gia chủ giúp đem tốt lành tới.

Chằng hạn mệnh Mộc là màu xanh, mệnh thủy xanh dương, mệnh Hỏa màu vàng, mệnh Kim màu trắng,… Cách phối màu cho phòng bếp theo Ngũ hành Mộc là xanh lục. Phối màu theo ngũ hành Kim là vàng, bạc, trắng, kim. Phối màu phòng bếp theo ngũ hành Thủy là đen, lam, xám. Phối màu theo ngũ hành Hỏa là cam, đỏ, hồng phấn. Phối màu ngũ hành Thổ là nâu, vàng, cà phê.

Chọn màu sắc phòng bếp hợp với mệnh Ngũ hành phong thủy

Chọn màu sắc phòng bếp hợp với mệnh Ngũ hành phong thủy

Theo các chuyên gia nên chọn màu trắng, vàng, màu xanh, cam, đỏ cho nhà bếp. Những khu vực rửa bát đĩa nên chọn màu sắc sáng để dễ dàng vệ sinh sạch sẽ. Tránh dùng những gam màu quá nóng tạo cảm giác nóng nực, dễ nảy sinh cáu gắt. Để phối màu hài hòa tổng thể, các gia chủ cần lưu ý:

  • Các tường bếp đa phần dùng màu trắng là tông màu chủ đạo. Đây là tone màu tượng trưng cho sự tinh khiết và sạch sẽ, mang tính phong thủy cao. Màu trắng giúp khơi dậy những xúc cảm giác quan của con người. Tông màu trắng có thể dễ dàng phối với những màu sắc khác để biến thành lớp phông nền bắt mắt.
  • Ngoài ra, các màu sắc trung tính, nhẹ nhàng cũng hợp trong thiết kế nội thất biệt thự tại phòng bếp. Những tông màu này dễ phối với các màu sắc khác giúp tô điểm không gian căn bếp. Đồng thời, chúng mang đến sự hài hòa và ổn định cho căn nhà. 
  • Màu sắc được phối theo nguyên tắc nhất định, đó là mô hình 60 – 30 – 10. Nghĩa là tông màu chủ đạo chiếm tới 60%, còn các tông màu trang trí kèm theo là 30%. Còn lại khoảng 10% là tông màu điểm xuyết. 

Cách bố trí nội thất và đồ dùng phòng bếp

Cách bố trí nội thất và đồ dùng phòng bếp

Bày trí vật dụng nhà bếp phải tuân theo nguyên tắc thiết kế nội thất phòng bếp. Tất cả các đồ đạc phải được sắp xếp khoa học và hợp lý. Không nên để các đồ vật lộn xộn, bừa bãi. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm rối mắt người nhìn. Không chỉ vậy về mặt phong thủy còn gây tác động xấu đến gia chủ. Sau đây là cách bày trí các thiết bị nhà bếp chính:

  • Chậu rửa được sử dụng nhiều nhất trong quá trình nấu nướng. Ở nhà bếp có không gian rộng nên đặt chậu rửa ở vị trí soạn ăn. 
  • Tủ lạnh cần đặt ở chỗ rộng để khi sử dụng mở mở vào không bị vướng víu. Bởi đây là vật dụng được dùng khá nhiều khi nấu, khi ăn và sau khi ăn. Ngoài ra còn được dùng khi uống nước, giải trí khác. 
  • Tủ lạnh nên đặt ở vị trí hướng Bắc vì đây là thiết bị hoạt động liên tục. Nếu đặt ở hướng dữ sẽ kích động sao dữ, không tốt cho chủ nhân. Đối với nồi cơm điện không đặt hướng ra cửa chính. Trường hợp đặt sai sẽ gây thất thoát về tài vận ra khỏi nhà.
  • Bếp nấu có nhiều nhiều loại như: bếp gas, bếp từ cải thiện tính sạch sẽ hơn so với bếp củi. Bếp nấu phải được đặt ở vị trí kín gió, tốt nhất không có cửa sổ để tránh gió thổi vào làm tắt lửa.
  • Giỏ đựng rác phục vụ công việc nấu nướng. Hiện nay có nhiều giỏ rác để chia rác thành các loại: rác khô, rác ướt, rác tái chế.

Bố trí vật dụng nội thất cần khoa học, hợp lý trong không gian phòng bếp

Bố trí vật dụng nội thất cần khoa học, hợp lý trong không gian phòng bếp

  • Chậu rửa, tủ lạnh và bếp nấu tạo thành tam giác. Khi thiết kế phải đảm bảo các cạnh không lớn quá gây mất cân đối, giảm công năng sử dụng. Với những phòng bếp rộng, chiều dài cạnh chỉ để khoảng 3.000 mm. Với bếp thiết kế kiểu hòn đảo, sẽ hình thành tứ giác làm việc thay cho mô hình tam giác. 
  • Bàn ăn trong phòng bếp nên chọn kiểu dáng bàn tròn để tăng thêm sự quây quần, gần gũi. Bên cạnh đó, có thể chọn kiểu bàn hình chữ nhật, hình vuông. Người dùng không chọn những mẫu bàn ăn có góc cạnh sắc nhọn nhiều ảnh hướng không tốt tới gia chủ. Ở khu vực ăn uống, thiết kế kết nối giữa bếp – bàn ăn để người nấu và người ăn có thể trò chuyện.
  • Ngoài ra, quầy bar mini (nếu có) phải được bố trí khoảng cách hợp lý giữa các thiết bị. Để khi sử dụng chúng không bị ảnh hưởng đến nhau. Quầy bếp có thể được xếp kiểu chữ U, chữ L, kiểu bàn song song. Khoảng cách giữa các cạnh khoảng 0,9 m để tiện lợi với sang 2 bên khi nấu ăn. 
  • Những mảng tường có thể trang trí tủ, kệ bày ly chén, rượu, dụng cụ ăn uống, tranh treo trên tường. Cần dùng các đèn chiếu sáng với những sắc màu tươi để tăng hiệu ứng cho khu vực ăn uống.

>> Tham khảo ngay: Quy trình 7 bước thiết kế nội thất theo chuẩn quốc tế

Những điều kiêng kỵ khác trong nguyên tắc thiết kế nội thất phòng bếp

Để có một căn phòng bếp bền đẹp, hợp phong thủy cần chú ý tránh những điều sau:

  • Không đặt bếp ngược hướng nhà. Nghĩa là phòng bếp ở tư thế quay lưng về hướng nhà ở. Ví dụ nhà ở Bắc tọa về Nam, trong khi bếp nấu lại tọa Nam về Bắc olaf không lành.
  • Không đặt bếp hướng cửa đâm thẳng vào. Quan niệm dân gian cho rằng, bếp là nơi nấu nướng nên không được lộ liễu. Nếu để như vậy sẽ khiến những luồng khí xấu xông thẳng vào nhà. Từ đó, gây ra sự mất mát đúng như câu nói của các cụ: “Cửa nhà thẳng vào bếp, gia súc sẽ dễ mất”.
  • Phòng bếp cần tránh gió, thông thoáng và hướng tốt mới đón được phúc. Nghĩa là bếp phải  “Tàng phong tụ khí”, tránh gió để hội tụ được luồng sinh khí tốt. Nhất là phía sau nhà bếp có cửa sổ sẽ gây bất lợi về mặt phong thủy. Nấu bếp củi hay bếp ga sẽ bị gió thổi vào vừa tốn nhiên liệu lại lan tỏa mùi gas độc hại.

Cần tránh một số điều trong thiết kế nội thất nhà bếp để có phong thủy tốt nhất

Cần tránh một số điều trong thiết kế nội thất nhà bếp để có phong thủy tốt nhất

  • Bếp kỵ nước vì theo phong thủy nước không dung hòa được với thủy. Bếp nấu sẽ bị xung khắc rơi vào thế gọi là “thủy hỏa bất tương dung”. Có 3 cách đặt vị trí phòng bếp để tránh nước hiệu quả. Một là không đặt bếp hướng Bắc là phương vị của Thủy không tốt cho Hỏa. Hai là không đặt bếp trên hệ thống đường ống nước, mương, rãnh. Ba là không để bếp giữa tủ lạnh, máy giặt, bồn rửa bát,…
  • Kiêng khoảng trống phía sau bếp (không có tường kín). Nếu không ánh sáng sẽ tràn vào không tốt về mặt phong thủy. Đúng như kinh nghiệm xưa của cha ông ta để lại: “Cửa bếp nấu kiêng cho ánh sáng chiếu vào”. Phòng bếp nên có tường kín để dựa lưng vào một cách vững chắc. chậu rửa thì có thể để thoáng đãng bằng hệ thống kính.
  • Giữ cho phòng bếp luôn sạch sẽ, gọn gàng. Nếu không sẽ làm cho không khí bị tối tăm, ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn hay côn trùng phát triển. Từ đó, tác động đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn. Ngay cả nếu như bạn sở hữu một ngôi nhà rộng rãi, nếu vệ sinh kém vẫn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Những đồ dụng không cần thiết bạn nên bỏ đi hoặc đem thanh lý. Đừng tiếc rẻ để gây họa vào thân, còn làm bếp bị bí bách, ngột ngạt.
  • Cần thêm yếu tố đất vào nhà bếp. Vì 2 thứ này có mối liên quan chặt chẽ với nhau, nhất là lửa và dao. Nên dùng chất liệu đá granite hoặc những loại gạch có màu đất để làm bề mặt bếp. Nếu chọn đá granite màu đen nên phối với màu sắc của đất cho tủ bếp. Gia chủ cũng có thể dùng thảm, đồ gốm và những vật dụng có màu đất khác. Không chọn tông màu đen tượng trưng cho mệnh Thủy trong phòng bếp.

Hi vọng những nguyên tắc thiết kế nội thất phòng bếp trên đây đã giúp các gia chủ hiểu rõ hơn. Từ đó, có thể áp dụng vào công trình nội thất nhà bếp của gia đình mình. Tuy nhiên, để có một không gian bếp đẹp, hợp phong thủy, hãy nhờ đơn vị thiết kế nội thất uy tín. Nội Thất Lạc Gia là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. 

Với đội ngũ KTS có tâm và tầm, Nội Thất Lạc Gia hứa hẹn mang tới thiết kế nội thất phòng bếp hoàn hảo và tiện nghi. Liên hệ Hotline: 0966 555 355 – 0836 555 355 để được các KTS chuyên môn của chúng tôi tư vấn tận tình!

>> Xem thêm: 101+ Mẫu Sofa gỗ tự nhiên đẹp, sang trọng nhất

Chat Zalo