Tìm kiếm nhanh

Gỗ Veneer là gì? Ưu điểm và ứng dụng của gỗ veneer trong nội thất

12/11/2021
0
Nguyễn Quý

Các loại ván gỗ công nghiệp phủ veneer được sử dụng phổ biến hiện nay. Là vật liệu quen thuộc trong ngành sản xuất và thi công nội thất hiện đại. Vậy, gỗ veneer là gì? Ưu điểm và nhược điểm của veneer ra sao? Ứng dụng của gỗ như thế nào trong ngành nội thất? Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại gỗ này. Từ đó, có sự lựa chọn đúng đắn khi tìm mua đồ nội thất cho gia đình mình. Hãy tìm hiểu ngay nội dung nhé!

Tìm hiểu gỗ Veneer là gì?

Thông thường người ta vẫn hay gọi gỗ Veneer là loại gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, điều này không đúng, đây thực chất là loại gỗ tự nhiên. Gỗ được lạng mỏng từ các loại gỗ tự nhiên, chúng có kích thước mỏng dày khác nhau. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà lạng độ dày theo mong muốn, trung bình khoảng 0.3 – 0.6mm.

Theo đánh giá, đây là một trong những vật liệu có bề mặt dán gỗ công nghiệp phổ biến. Bề mặt gỗ Veneer có thể dán gỗ HDF, gỗ ván dăm MFC, cốt gỗ công nghiệp MDF,… Trong sản xuất và thi công nội thất, còn có loại bề mặt veneer óc chó, veneer gỗ sồi, veneer tần bì,…

Gỗ veneer là một trong số những chất liệu được dùng sản xuất nội thất

Gỗ veneer là một trong số những chất liệu được dùng sản xuất nội thất

Một cây gỗ tự nhiên loại lớn, cổ thụ có thể bóc tách ra nhiều lớp veneer. Kích thước to nhỏ của thân cây quyết định tới kích thước của tấm veneer. Độ rộng trung bình khoảng 200 – 500mm và dài 2400. Chẳng hạn, một cây có độ dày 300mm x rộng 200mm x dài 2500mm. Khi tiến hành bóc ly tâm thu được 1500 – 3200.

Cây gỗ tự nhiên dùng để lạng veneer, phải được hấp hoặc luộc. Điều đó giúp gỗ mềm hơn và dễ dàng chế tác hơn trong quá trình sản xuất. Đồng thời ngăn chặn tấm veneer bị gãy, nứt. Sau đây là một số phương pháp lạng gỗ thông dụng:

  • Lạng tròn là phương pháp dùng 1 lưỡi dao sắc để bóc gỗ từ ngoài vào trong. Chúng ta tưởng tượng như đang giở 1 cuộn giấy ăn ra vậy. 
  • Lạng phẳng là hình thức khúc gỗ được cắt ra làm đôi, từ phần ngoài vào. Nghĩa là lưỡi dao cắt thẳng song song với lõi gỗ. Những tấm veneer ra đời có dạng vân núi, trong tiếng anh  gọi là “Cathedral”.
  • Lạng phần tư đúng như cái tên gọi của nó. Phương pháp xẻ gỗ ra thành 4 phần rồi lạng veneer. Kết quả là tạo ra những tấm veneer sọc hay thẳng.

Phân loại và cách gia công gỗ Veneer

Phân loại gỗ này chúng ta không thể kể chính xác có bao nhiêu loại? Nếu nhà cung cấp dùng gỗ óc chó đem xẻ mỏng dán miếng MDF lên được veneer óc chó code MDF. Nếu nhà sản xuất xẻ gỗ sồi dán lên ván ghép cao su thì được veneer sồi trên nền ván gỗ cao su,… Cứ thế lần lượt mà suy ra tên gọi của từng loại gỗ veneer khác nhau.

Tùy vào mỗi loại cốt gỗ để phân loại gỗ veneer

Tùy vào mỗi loại cốt gỗ để phân loại gỗ veneer

Do vậy, khi mua sản phẩm khách hàng nên hỏi rõ veneer gì, trên nền ván gì. Vì không hỏi kỹ lúc nhận thành phẩm chỉ thấy lớp veneer mà không biết cốt bên trong. Mỗi loại cốt gỗ có độ bền bỉ, thẩm nước khác nhau. Khách hàng không có kinh nghiệm sẽ không biết chất lượng ra làm sao. Cách gia công gỗ veneer được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Tráng lớp keo lên bề mặt là ván dăm, MDF, gỗ công nghiệp MDF,…
  • Bước 2: Trên lớp nền đã phủ keo, dán tấm veneer lên đảm bảo tiêu chuẩn 1200 x 2400mm.
  • Bước 3: Đưa gỗ vào máy ép nóng hoặc ép nguội, cho đến khi veneer dính và phẳng phiu bề mặt.
  • Bước 4: Bước cuối cùng chà nhám bề mặt veneer để tạo độ láng mịn và bóng đẹp.

Những ưu điểm và nhược điểm của gỗ Veneer

Cũng giống như các chất liệu gỗ khác, gỗ veneer cũng sở hữu những ưu – nhược điểm riêng biệt. 

Ưu điểm

Gỗ có đặc tính thân thiện với môi trường. Bởi bản chất chính là gỗ tự nhiên được lạng ra thành nhiều tấm veneer. Vật liệu dùng để sản xuất ra các sản phẩm nội thất khác nhau. Đây là nguồn gỗ có thể thay thế gỗ tự nhiên đang ngày càng bị cạn kiệt đi.

Bề mặt gỗ luôn sáng, nhẵn mịn và trơn tru. Bên cạnh đó có khả năng chống mối mọt, cong vênh, nứt nẻ, biến dạng. Gỗ dễ dàng thích nghi với điều kiện thời tiết thay đổi. Nhất là khí hậu nóng ẩm nhiệt đới gió mùa của Việt Nam.

Gỗ có bề mặt với khả năng ghép vân vô cùng phong phú. Ví dụ như vân dọc, vân ngang và vân chéo,… Chúng vẫn giữ được nét đẹp thuần mộc của tự nhiên cùng với sự hiện đại. Màu sắc của gỗ rất tự nhiên, mộc mạc và gần gũi với con người. Trong gỗ không chứa hóa chất nên an toàn cho sức khỏe người dùng. 

Gỗ veneer có những ưu điểm riêng biệt trong giới sản xuất nội thất

Gỗ veneer có những ưu điểm riêng biệt trong giới sản xuất nội thất

Giá thành của gỗ rất rẻ, phù hợp với đại đa số túi tiền của người Việt Nam. Gỗ không kén chọn người mua, không tốn kém quá nhiều. Căn cứ vào từng loại gỗ tự nhiên tạo ra chúng quyết định giá thành bán ra. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào kích thước, độ dày của tấm gỗ lạng. 

Chẳng hạn gỗ Veneer sồi sọc hồng của Trung Quốc kích thước 1220x2440mm có giá bán lẻ 130.000 đồng giá. Gỗ veneer óc chó có mức giá dao động từ 86.000 đồng  với kích thước 640 x 2500 mm. Cho đến 805.000 đồng loại gỗ óc chó xanh 5 rem phủ 2 mặt – MDF 17mm.

Riêng loại gỗ veneer xoan đào kích thước 640 x 2500mm có giá 115.000 đồng. Loại ván phủ 2 mặt (5 rem – MDF 17mm) có giá khoảng 900.000 đồng. Vì thế, khi muốn dùng chất liệu gỗ này, khách hàng nên chọn đơn vị cung cấp uy tín. Sau đó tiến hành so sánh về giá thành để có sự lựa chọn hợp lý nhất. 

>> Tham khảo thêm: Gỗ óc chó là gì? Những thông tin bí mật bạn nên biết

Nhược điểm

Tấm gỗ veneer có bề mặt khá mỏng, do đó rất dễ bị trầy xước làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ. Khả năng chịu nước kém vì bên trong là lớp cốt gỗ công nghiệp.

Nội thất làm bằng gỗ veneer trong quá trình sử dụng nhiều lần sẽ dễ bị xuống cấp, sứt, rạn nứt. Cho nên, nếu dùng gỗ này làm nội thất nên dùng ở những nơi không tràn nước. Đặc biệt là ít phải di chuyển gây hỏng hóc nhanh chóng.

Ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất

Gỗ veneer được ứng dụng rộng rãi trong thi công nội thất cho chung cư, nhà ở, khách sạn, văn phòng,… Tất cả là nhờ những ưu điểm về tính năng chống mối mọt, nứt nẻ và cong vênh. Nhất là giá thành tương đối thấp so với nhiều chất liệu gỗ tự nhiên khác.

Thiết kế nội thất đơn lập Ocean Park

Hơn nữa, kết cấu gỗ có độ ổn định cao, sử dụng để sản xuất làm các vật dụng nội thất. Chẳng hạn như bàn ghế, giường ngủ, tủ quần áo, tủ rượu, tủ âm tường,vách ngăn trang trí,… Ngoài ra, còn làm các sản phẩm trang trí nội thất: kệ tivi, đồ thủ công mỹ nghệ,…

Nhìn chung, các sản phẩm nội thất được sản xuất từ gỗ veneer rất đa dạng. Người dùng tùy theo nhu cầu và điều kiện kinh tế để chọn loại phù hợp. Có thể kể tên một số loại tiêu biểu sau đây:

Bàn, tủ, hộc gỗ veneer dành cho văn phòng 

Chất liệu gỗ này thường được dùng để sản xuất bàn làm việc cho giám đốc, tủ tài liệu,… Đây là những vật dụng nội thất được sử dụng nhiều nên có giá thành vừa phải. 

Gỗ công nghiệp phủ Veneer đem tới cho văn phòng lãnh đạo sự sang trọng và hiện đại. So với các dòng gỗ tự nhiên khác thì có mức chi phí khá rẻ. Không những vậy, còn góp phần vào công cuộc bảo vệ tự nhiên. Vì cấu tạo gỗ có cốt gỗ công nghiệp còn bề mặt là gỗ tự nhiên.

Sự phong phú về trang trí vân gỗ và màu sắc cũng là lý do khiến  gỗ Veneer được ưa chuộng. Nhất là trong thiết kế nội thất dành cho văn phòng lãnh đạo.

>> Xem thêm: Gỗ xá xị là gì? Gỗ xá xị thuộc nhóm mấy? Bao nhiêu tiền 1 khối?

Vách ngăn làm bằng gỗ Veneer chắc chắn

Gỗ được sản xuất làm vách ngăn di động, vách ngăn văn phòng hoặc vách ngăn hội trường. Hiện nay, xu hướng sử dụng vách ngăn gỗ thay cho tường gạch trở nên phổ biến. Vách ngăn gỗ Veneer có kết cấu khung nhôm và tấm vách ngăn có độ bền chắc. 

Vẻ đẹp của vách ngăn gỗ veneer

Vẻ đẹp của vách ngăn gỗ veneer

Tủ bếp gỗ Veneer hiện đại

Gỗ Veneer khi thiết kế tủ bếp sử dụng cốt gỗ công nghiệp MFC. Trong đó, bao gồm 2 loại đó là MFC thường và MFC lõi xanh chống ẩm có thể tiếp xúc ẩm ướt. Cốt gỗ lõi xanh có khả năng hạn chế sâu mọt, thấm nước, cong vênh. Chúng thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta. 

Màu sắc và đường vân sống động của gỗ veneer

Màu sắc và đường vân sống động của gỗ veneer

Màu sắc và đường vân, họa tiết trên bề mặt giống y như gỗ thật. Tuy vậy, về sức chịu lực và độ bền vẫn không cao bằng Laminate. Nếu cốt gỗ thường dễ bị ngấm nước, xuống cấp và hỏng hóc nhanh chóng. 

Cửa gỗ Veneer sang trọng

Có thể nói, đây là một trong những loại chất liệu cửa gỗ được yêu thích lựa chọn. Bởi kiểu dáng đa dạng, màu sắc phong phú và giá thành tương đối hợp lý. Hơn nữa, cốt gỗ công nghiệp đã qua quy trình xử lý nên có khả năng chống mối mọt. Ưu điểm này cũng khiến sản phẩm bán chạy trên thị trường.

Cấu tạo của cửa gỗ Veneer gồm 3 thành phần. Một là bề mặt có kích thước 3mm đến 5mm. Hai là khuôn cửa gỗ công nghiệp bề dày từ 2 đến 4cm. Ba là cốt gỗ kích thước 20mm x 20mm được đan thành khung cánh, là lớp gỗ dán 5mm và trên cùng lớp Veneer. 

Toàn bộ các thành phần này khi phối hợp với nhau tạo nên cánh cửa cửa bền đẹp. Bên cạnh các sản phẩm trên, gỗ Veneer còn được sử dụng để đóng các nội thất gỗ khác. Ví dụ như ván sàn, tủ âm tường, vách trang trí, tủ quần áo, bàn trang điểm,…

Trên đây là một số thông tin hữu ích về chất liệu gỗ Veneer. Hi vọng là cơ sở và nền tảng để khách hàng lựa chọn chất liệu cho vật dụng nội thất của mình. Tuy nhiên, nên sử dụng những loại gỗ chất lượng có độ bền bỉ cao. 

Vì qua một thời gian sử dụng, bạn lại tốn kém chi phí để sửa chữa và mua đồ mới thay thế. Tính ra còn tiêu tốn chi phí hơn lúc ban đầu bỏ tiền ra mua một món đồ nội thất bền đẹp.

Nếu quý khách cần tư vấn kỹ hơn, vui lòng gọi số Hotline: 0966 555 355 – 0836 555 355 đến Nội Thất Lạc Gia. Chúng tôi là công ty chuyên thiết kế và thi công nội thất gỗ uy tín trên thị trường. Chắc chắn đội ngũ KTS chuyên môn cao sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý vị tường tận nhất.

Chat Zalo