- Trang chủ
- ›
- Tin tức
- › Kiến thức tổng hợp
- ›
- Gỗ MDF là gì? Có phù hợp để sử dụng trong thiết kế nội thất không?
Gỗ MDF là gì? Có phù hợp để sử dụng trong thiết kế nội thất không?
Có cho mình một căn nhà đẹp với những vật dụng làm từ nguyên liệu gỗ chất lượng đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn. Một trong số đó là loại gỗ MDF đang dần trở nên phổ biến hơn trong ngành kiến trúc. Vậy gỗ MDF là gì? Gỗ MDF có phù hợp để sử dụng trong thiết kế nội thất không? Hãy cùng Nội thất Lạc gia theo dõi bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết nhé!
Gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF là tên gọi được viết tắt của Medium Density Fiberboard. Từ này mang nghĩa là ván sợi có mật độ trung bình. Trong ngành công nghiệp sản xuất gỗ, gỗ MDF là tên gọi chung cho cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình nhưng độ nén chặt cao.
Gỗ MDF được cấu tạo cơ bản gồm: bột sợi gỗ, paraffin wax, chất kết dính, chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ. Về cấu tạo vật lý, gỗ MDF mang những tính chất vật lý là: Tỷ trọng ( kg/m3), Độ bền uốn gãy (MOR), Modul uốn (MOE), Độ bền liên kết nội, Lực giữ đinh vít, Độ trương nở trong nước, Độ hấp thụ nước, Độ bền chịu nước, Lượng formaldehyde thải ra. Về kích thước gỗ MDF, khổ ván MDF thông dụng là 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).
Gỗ MDF là gỗ như thế nào?
Quy trình sản xuất gỗ MDF như thế nào?
Khi nhắc tới gỗ MDF sẽ có hai quy trình sản xuất gỗ đó là sản xuất khô và sản xuất ướt. Mỗi quy trình sản xuất gỗ MDF đều có những phương thức riêng nhưng chung quy lại vẫn mang đến một chất lượng gỗ tốt. Cụ thể trong quy trình sản xuất của hai phương thức đó là:
-
Sản xuất ướt:
Trong quy trình sản xuất ướt thì đầu tiên bột gỗ được phun nước làm ướt để có thể kết vón thành dạng vảy. Sau đó được rải cảo rồi đưa lên ép. Tấm gỗ sẽ được ép nhiệt một lần để đạt đến độ dày ban đầu. Tấm được đưa qua cán hơi nhiệt để rút hơi nước ra và nén chặt hai mặt.
-
Sản xuất khô:
Với quy trình sản xuất khô, keo và phụ gia được phun vào bột gỗ và được trộn đều lên rồi đem đi sấy sơ bộ. Sau đó sẽ được trải ra nhờ máy rải cào từ 2-3 tầng phụ thuộc theo khổ và độ dày định sản xuất. Tiếp theo các tầng này được chuyển tới máy ép có gia nhiệt và được ép 2 lần với lần 1 là ép sơ bộ cho lớp trên, lớp 2 và lớp 3; tới lần thứ 2 là để ép cả 3 lớp vào nhau. Khi ép máy sẽ được cài đặt sao cho bay hết được hơi nước và làm keo có thể rắn lại từ từ. Cuối cùng, gỗ MDF được mang ra, cắt bỏ lề rồi chà nhám, chờ được phân loại đúng quy định.
Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp (Ảnh ST)
Ưu điểm và nhược điểm của gỗ MDF
Ưu điểm:
- Gỗ MDF hoàn toàn không bị vênh cong, mối mọt như một số loại gỗ khác khi sử dụng.
- Có thể dễ dàng sơn hay dán lên bề mặt gỗ tùy theo mong muốn sử dụng.
- Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên.
- Có số lượng lớn, chất lượng đồng đều nhau.
- Bề mặt bằng phẳng, tương đối nhẵn mịn.
- Thời gian sản xuất khá nhanh.
- Gỗ MDF có màu sắc đa dạng. Chúng có thể kết hợp với trên 200 mã màu melamine khác nhau và hơn 80 mã màu laminate. Bởi vậy khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn cho không gian thiết kế của mình.
Nhược điểm:
- Với loại gỗ MDF thông thường có khả năng chịu nước không tốt, khi bị thấm nước có thể gây ảnh hưởng một phần đến chất lượng sản phẩm.
- Gỗ MDF chỉ có độ cứng mà không có độ dẻo dai.
- Độ dày của mỗi tấm gỗ có sự giới hạn, nếu muốn làm những đồ vật có độ dày cần có nhiều tấm gỗ ghép lại.
- Khó tạo được kiểu hình, họa tiết như những loại gỗ thịt tự nhiên.
Có những loại gỗ MDF nào?
Phụ thuộc vào loại bột gỗ, chất kết dính cùng các nguyên vật liệu phụ gia mà người ta thường chia thành các loại gỗ MDF khác nhau đó là:
- MDF dùng trong nhà ( thường được dùng để thiết kế nội thất trong gia đình và nội thất ở văn phòng công sở )
- MDF có khả năng chịu nước ( thường được dùng cho những sản phẩm được dùng ngoài trời hoặc những nơi có độ ẩm cao )
- MDF mặt trơn ( đây là loại thường dùng khi cần sơn ngay không mất thời gian nhiều phải chà nhám )
- MDF mặt không trơn ( dùng để dán veneer hay các bề mặt trang trí bằng melamine ).
2 cốt gỗ MDF thường được sử dụng nhiều nhất
Hiện nay, gỗ MDF được sử dụng nhiều nhất trong thiết kế nội thất tại gia đình và tại văn phòng công sở bởi những ưu điểm có thể thay thế được gỗ tự nhiên vô cùng đắt đỏ. Vì gỗ MDF không bị mối mọt hay đàn hồi nên thường được sử dụng nhiều trong sản xuất giường nằm, bàn, tủ quần áo nói riêng và nội thất gia đình, nội thất văn phòng nói chung.
Gỗ MDF được ứng dụng như thế nào trong thiết kế nội thất?
Với giá thành rẻ cùng chất lượng ổn, gỗ MDF ngày càng phổ biến và được nhiều khách hàng ưa chuộng khi lựa chọn để sử dụng trong công trình kiến trúc của mình. Không chỉ như vậy, việc đa dạng về màu sắc của gỗ MDF giúp khách hàng có thể thoải mái lựa chọn được sản phẩm mình ưng ý, phù hợp với thiết kế và không gian của mình.
Tuy nhiên để sản xuất gỗ MDF cần phải thải ra formaldehyde. Thậm chí ngay cả khi sử dụng gỗ MDF vẫn có thể thải ra formaldehyde gây ảnh hưởng tới người sản xuất và cả khách hàng khi tiếp xúc nhiều. Bạn hãy yên tâm, nội thất Lạc Gia với sự chuyên nghiệp của mình đã nghiên cứu và luôn sử dụng gỗ MDF thải ra formaldehyde rất ít với 0,02% đúng theo tiêu chuẩn của các nước phương Tây.
Chúng tôi vừa gửi đến bạn bài viết những thông tin về gỗ MDF. Với sự tin tưởng và yêu mến của khách hàng, nội thất Lạc Gia luôn hứa sẽ đem lại chất lượng tốt nhất cho những sản phẩm của gỗ MDF nói riêng và các sản phẩm nội thất nói chung. Hãy đến với nội thất Lạc Gia của chúng tôi để có những trải nghiệm tuyệt vời nhé!